Gia sư phải làm sao khi gặp sự cố?
Danh sách [Ẩn]
Gia sư đăng ký nhận lớp tại đây: Tìm lớp gia sư
I. Sự cố đến từ phụ huynh
“Cửa ải” đầu tiên gia sư phải vượt qua là phụ huynh. Không phải ai cũng may mắn gặp được phụ huynh tốt tính, biết thông cảm. Có rất nhiều phụ huynh kĩ tính, hay soi xét gia sư. Một số trường hợp bạn có thể gặp là: phụ huynh giám sát gia sư quá mức, phụ huynh coi thường gia sư, phụ huynh ép giá học phí… Nếu những điều này diễn ra lâu có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và thiếu tự tin khi giảng dạy.
Khi gặp những trường hợp trên, bạn nên khéo léo lịch sự trao đổi với phụ huynh để giảm thiểu tình trạng gây áp lực. Và nếu cần thiết, bạn nên liên hệ với Trung tâm để được hỗ trợ thêm. Nếu không khéo léo xử lý bạn có thể vừa chịu áp lực từ phụ huynh lại vừa bị phạt hợp đồng.
II. Sự cố đến từ học sinh
Sau khi qua “cửa ải” đầu tiên, bạn sẽ đối mặt với “cửa ải” tiếp theo có tính trường kì hơn chính là học sinh. Không phải học sinh nào cũng ngoan ngoãn hợp tác với gia sư, rất nhiều học sinh gây khó dễ cho gia sư khi đến dạy. Sau đây là một vài trường hợp thường gặp:
1. Học sinh làm nũng, không hợp tác
Thường gặp nhất đối với các bé tiểu học mẫu giáo là bé quấy khóc, không chịu học. Nguyên nhân là do bé ngại tiếp xúc người lạ, vẫn đang ở độ tuổi hiếu động nên không thích ngồi học nghiêm túc. Trong trường hợp này, trước khi dạy bạn nên làm thân với bé trước để giảm sự xa lạ, và trong quá trình học bạn nên chỉ bảo nhẹ nhàng, tránh gây áp lực cho bé.
2. Học sinh của bạn quá lười học
Hầu hết khi mời gia sư về dạy thì lí do là do học sinh lười học nên cần người kèm cặp thêm. Những học sinh này có vô vàn lí do để trốn học như buồn ngủ, khát nước, ốm, bút hỏng…. Với những trường hợp này bạn nên tìm hiểu nguyên nhân rồi điều chỉnh phương pháp dạy cho đúng. Một số nguyên nhân phổ biến:
- Học sinh lười bẩm sinh: Là bé làm gì cũng lười, cũng nản chứ không riêng gì việc học. Vậy nên bạn không nên bắt bé làm gì quá lâu. Ví dụ cứ học được 20p thì lại nghỉ ngắn 5p, làm 2 bài khó thì xen 1 bài dễ ...
- Học sinh không hiểu bài: Khi không hiểu bài bé sẽ có tâm lý chán nản, vậy nên bạn nên xem lại độ khó của bài giảng và cách bạn giảng bài cho bé, xem đã hợp lý hay chưa, đã thuyết phục bé hay chưa.
- Học sinh không thích bạn: Khi học sinh không thích gia sư thì bé sẽ chống đối, không hợp tác. Nên bạn hãy suy nghĩ xem mình đã làm gì khiến học sinh không thích, hoặc hỏi thẳng học sinh không thích mình ở điểm gì.
Đối với những học sinh lười như vậy thì sự giúp đỡ của phụ huynh là rất cần thiết, vậy nên bạn cũng đừng ngại trao đổi với phụ huynh để khắc phục.
3. Học sinh không tôn trọng gia sư
Trường hợp này thường xảy ra với học sinh cấp 3 vì gia sư chỉ hơn học sinh vài tuổi, hoặc một số em có tính kiêu căng. Rất nhiều học sinh có thái độ không tôn trọng hoặc cợt nhả với gia sư như bạn bè. Trong trường hợp này thì bạn nên có thái độ nghiêm khắc ngay từ đầu, giữ vững vị thế mình là thầy cô, và trao đổi ngay với phụ huynh và trung tâm khi cần hỗ trợ.
Trên thực tế thì khi đi dạy gia sư, bạn có thể gặp thêm nhiều sự cố khác, quan trọng nhất là bạn cần khéo léo và rõ ràng trong cách giải quyết. VietEdu hi vọng một vài cách trên đây có thể giúp ích được cho bạn trong quá trình đi dạy.
Hiện nay, việc tự tìm kiếm gia sư rất khó khăn và dễ gặp phải tình trạng lừa đảo. Chúng tôi xin gợi ý cho phụ huynh một địa chỉ trung tâm gia sư uy tín: Gia sư VietEdu. Trung tâm VietEdu được thành lập từ năm 2016, mang tới những gia sư uy tín, chất lượng, được đào tạo bài bản. Gia sư VietEdu cung cấp 3 nhóm dịch vụ gia sư, với các môn học từ lớp 1 - 12, ôn thi chứng chỉ, ôn thi Tiếng Anh,...
Liên hệ Gia sư VietEdu:
Số điện thoại: 0961640826 (Phụ huynh ấn phím 1) (Gia sư ấn phím 2)
Website: https://giasuvietedu.com.vn
Gmail: giasuvietedu2016@gmail.com
Địa chỉ:
- Cơ sở Hà Nội: số 102 ngõ 165 Chùa Bộc, Hà Nội
- Cơ sở TP Hồ Chí Minh: TSC BUILDING, đường Lê Thánh Tôn, Phường Bến Thành, Quận 1, TP HCM
- Cơ sở Hải Phòng: Số 47/384 Lạch Tray, Phường Đằng Giang, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam (Toà nhà PUSH)
Xem thêm bài viết: