Bạo lực học đường - Đừng để con trở thành nạn nhân

(Cập nhật ngày 02/06/2022)
Có lẽ không ít người nghĩ rằng nạn bạo lực học đường đã không còn quá nghiêm trọng trong xã hội hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, tất cả phụ huynh có con trong độ tuổi đi học cần hết sức lưu ý bởi vấn nạn bạo lực học đường đang ngày càng trở nên biến tướng, phức tạp và có thể tấn công con bạn bất cứ lúc nào!

Phụ huynh đăng ký lớp gia sư tại đây: Đăng ký lớp gia sư

I. Hiểu rõ hơn về bạo lực học đường

1. Bạo lực học đường là gì?

Theo Wikipedia, Bạo lực học đường (BLHĐ) là những hành vi thô bạo, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. 

Tuy nhiên, nạn bạo lực học đường hiện nay đã có thêm những biến tướng khác:

  • Tấn công bên trong và cả bên ngoài trường học.
  • Tấn công nạn nhân trên không gian mạng.
  • Khủng bố tinh thần, không cho nạn nhân cơ hội tố giác.
  • Có nhiều trường hợp, thậm chí chính giáo viên, nhân viên trong trường là nạn nhân của BLHĐ
  • Và thậm chí, có những vụ việc bạo lực học đường đã diễn biến thành những vụ án có tính chất hình sự chứ không chỉ đơn thuần là những mâu thuẫn nhỏ của học sinh nữa.

Nạn BLHĐ hiện nay là một vấn nạn chung trên toàn Thế giới. Theo cáo cáo của UNICEF năm 2018, có tới một nửa số trẻ em trong độ tuổi từ 13 - 15 thừa nhận rằng mình từng là nạn nhân của BLHĐ. Và cũng theo báo cáo này, Việt Nam nằm trong số các nước mà học sinh mô tả trường học là một nơi “không an toàn” khi trẻ bị xâm phạm về thân thể cũng như bằng lời nói bởi bạn học hay thầy cô giáo.

2. Hậu quả của bạo lực học đường tới học sinh

  • Tác động lớn nhất và rõ ràng nhất của BLHĐ đó là gây ra những đau đớn về thân thể cũng như những thương tổn về mặt tâm lý cho học sinh. Ở lứa tuổi học sinh, đôi khi các em không tiết chế được hành vi, lời nói hay cảm xúc của mình dẫn đến những trường hợp đáng tiếc. Những vết thương ngoài da có thể lành lại nhưng những vết thương trong tâm hồn thì khó có thể xoa dịu, nhất là với những bạn bị bắt nạt, cô lập trong một thời gian dài.
  • Trong một vụ bạo lực học đường, không chỉ “nạn nhân” mà ngay cả “kẻ bắt nạt” cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ đến thành tích học tập khi trường học lúc này không còn là nơi để học tập, nghiên cứu mà đã bị biến thành một “chiến trường”.
  • Độ tuổi xảy ra BLHĐ thường là ở lứa tuổi dậy thì. Vô hình chung, BLHĐ rất có thể sẽ góp một phần không nhỏ trong việc định hình lối sống của các bạn sau này.
  • Không chỉ ảnh hưởng đến những người trực tiếp tham gia vào một vụ việc nhất định, BLHĐ còn có tác động đến cả những người xung quanh: thầy cô, bạn bè khác trong trường/ lớp. Sự thật là, bạo lực giống như một ngọn lửa dễ lan và nó có thể bùng lên thành đám cháy lớn, trở thành một trào lưu xấu trong trường học.

II. Đừng để con trở thành nạn nhân của bạo lực học đường

1. Cách bảo vệ con khỏi nạn BLHĐ

Rõ ràng, BLHĐ đã trở thành một vấn nạn mà từ năm này qua năm khác, chúng ta vẫn chưa giải quyết được mà thậm chí ngày càng để nó trở nên nguy hại hơn. Các bậc Phụ huynh cần quan tâm và để ý tới con để bảo vệ con khỏi những nguy cơ này.

Bố mẹ có thể thường xuyên quan tâm đến các mối quan hệ xung quanh con. Bố mẹ không nên tra khảo hay điều tra con mà thay vào đó hãy trở thành người bạn của con, để con có thể chia sẻ với bố mẹ những suy nghĩ của mình.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể dạy con những kỹ năng mềm trong giao tiếp, ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống để con có thể tự tin, mạnh dạn đối mặt với nhiều trường hợp khác nhau.

2. Những dấu hiệu sớm để nhận biết một vụ BLHĐ

Một vụ BLHĐ càng dễ giải quyết khi nó càng sớm được phát hiện. Phụ huynh có thể lưu ý một vài điểm sau để sớm nhận ra nếu con trẻ đang vướng phải những rắc rối không đáng có ở trường:

  • Con đột nhiên sa sút tinh thần không rõ lý do
  • Con bị chán ăn, mất ngủ hoặc có cảm giác lo sợ
  • Thành tích học tập của con đột nhiên giảm
  • Trên người con xuất hiện những dấu vết đáng ngờ như: bầm tím, xước xát, quần áo/ đồ dùng bị rách, hỏng hay mất mát,..
  • Con chia sẻ những điều tiêu cực trên mạng xã hội.
  • Con không còn thích đến trường hay tham gia vào các hoạt động của trường học như trước nữa.

Những dấu hiệu kể trên chưa chắc đã là biểu hiện của một vụ BLHĐ, đôi khi con sẽ tâm sự với một người mà con tin tưởng, quý mến hoặc viết ra nhật ký. Bố mẹ cần để ý các điều trên và nói chuyện với con.

Các bậc phụ huynh hãy cho con thấy rằng bố mẹ luôn ở bên cạnh con dù trong bất cứ trường hợp nào: Không phải để bênh vực con vô điều kiện mà sẽ luôn là người lắng nghe, có cái nhìn thấu đáo và đưa ra cho con những gợi ý để giải quyết vấn đề.

3. Làm gì khi con vướng vào một vụ BLHĐ?

Chắc chắn không có phụ huynh nào mong muốn trong quá trình đi học con mình bị vướng vào một vụ bạo lực học đường. Tuy nhiên, nếu nó vẫn cứ xảy ra, thì bố mẹ cần làm gì?

  • Nếu con trở thành đối tượng bị bắt nạt, là nạn nhân của vụ bạo lực, hãy lập tức phản ánh sự việc với nhà trường đề nhà trường có thể đứng giữa hòa giải. Bên cạnh đó, hãy dạy cho con cách tự bảo vệ chính mình, cách lên tiếng kêu gọi giúp đỡ để những sự việc tương tự sẽ không tiếp diễn trong tương lai.
  • Ở trường hợp khác, nếu con bạn chính là người gây ra vụ BLHĐ, phụ huynh cần làm gì? Có thể nhiều bậc cha mẹ sẽ cảm thấy “sốc” khi đứa trẻ vốn hiền lành khi ở nhà lại có lúc bắt nạt bạn học. Khi rơi vào trường hợp này, phụ huynh đừng nên vội trách phạt con hay cho rằng con mình đã trở nên “hư hỏng”, thay vào đó hãy bình tĩnh nói chuyện, tìm ra nguyên nhân và khuyên nhủ con nhiều hơn. Điều quan trọng nhất là hãy chỉ cho con thấy hành vi bắt nạt bạn là xấu, con cần phải nhận lỗi và bù đắp những tổn thương mình đã gây ra cho bạn.

Gần đây nhất, vụ BLHĐ xảy ra ở một trường Quốc tế tại TP.HCM đã gây xôn xao cộng đồng mạng khi người mẹ có con bị bắt nạt bức xúc vì không được giải quyết thỏa đáng, và học sinh đã bắt nạt con chị (cùng với phụ huynh của bạn đó) có thái độ “thách thức” khi cùng xử lý vụ việc tại trường học. Điều đáng nói, chỉ không quá 24 giờ sau đó, hàng trăm nghìn cư dân mạng đã tìm ra trang cá nhân của “kẻ bắt nạt” và đồng thời tấn công bạn học sinh này trên không gian mạng.

Trong câu chuyện này, thật khó để chỉ ra tường tận ai sai, ai đúng. Tuy nhiên, chắc chắn một điều rằng người tổn thương nhất vẫn chính là những bạn học sinh đang trong độ tuổi nông nổi, không suy nghĩ thấu đáo được mọi chuyện.

Mong rằng các bậc phụ huynh luôn giữ cho mình một cái đầu lạnh trước tất cả các sự việc phát sinh với con của mình. Khi các con không thể giữ được bình tĩnh, thì đó là điều mà cha mẹ có thể làm để giúp con nhìn nhận vấn đề - và rút ra được bài học kinh nghiệm từ chính những sự cố đó.

Trung tâm Gia sư VietEdu được thành lập từ năm 2016. Với đội ngũ hơn 6800 gia sư chuyên nghiệp được đào tạo bài bản bằng phương pháp PDCA, môn học đa dạng từ các môn trong chương trình học đến các môn năng khiếu, ngoại khóa, có thể đáp ứng yêu cầu đa dạng của phụ huynh.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 096.164.0826 

Website: https://giasuvietedu.com.vn

Fanpage: https://fb.com/GiaSuVietEdu 

Địa chỉ:

  • Cơ sở Hà Nội: số 102 ngõ 165 Chùa Bộc, Hà Nội 
  • Cơ sở TP Hồ Chí Minh: TSC BUILDING, đường Lê Thánh Tôn, Phường Bến Thành, Quận 1, TP HCM 
  • Cơ sở Hải Phòng: Số 47 ngõ 384 Lạch Tray, Phường Đằng Giang, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam (Toà nhà PUSH)

 Xem thêm bài viết:

Bạn cần thuê gia sư

Tin tưởng chọn VietEdu

An tâm về chất lượng gia sư

Trung tâm gia sư VietEdu

Với kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn và công nghệ quản lý hiện đại, VietEdu cung cấp cho phụ huynh và học viên dịch vụ gia sư chất lượng nhất.

  • Gia sư giỏi, nhiệt tình, tận tâm
  • Học thử 2 buổi miễn phí
  • Thông tin gia sư rõ ràng, trung thực
  • Lộ trình học tập được thiết kế riêng

Xem thêm về Trung tâm gia sư Trung tâm Gia sư VietEdu