Phải làm sao khi con trẻ có biểu hiện trầm cảm?
Danh sách [Ẩn]
- I. Nguyên nhân nào khiến trẻ rơi vào trầm cảm?
- 1. Việc học tập quá áp lực
- 2. Gia đình xảy ra biến cố
- 3. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
- 4. Lạm dụng thiết bị điện tử
- 5. Thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì
- II. Làm thế nào để biết trẻ có đang bị trầm cảm?
- 1. Trẻ tự bỏ bê sức khỏe của mình
- 2. Trẻ luôn tách biệt bản thân
- III. Bệnh trầm cảm và những hậu quả
- 1. Ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe
- 2. Những ảnh hưởng không thể lường trước.
- IV. Bố mẹ cần làm gì khi con có dấu hiệu trầm cảm?
- 1. Tham khảo ý kiến chuyên gia và bác sỹ
- 2. Dành thời gian cho con nhiều hơn
- 3. Khen ngợi, động viên, đem đến cảm giác tích cực
- 4. Xây dựng lối sống lành mạnh
Phụ huynh đăng ký lớp gia sư tại đây: Đăng ký lớp gia sư
I. Nguyên nhân nào khiến trẻ rơi vào trầm cảm?
1. Việc học tập quá áp lực
Thường trong thời gian thi cử, áp lực bài vở quá lớn, cộng thêm sự kỳ vọng của các bậc phụ huynh vào con khiến trẻ không biết giãi bày với ai. Tâm lý còn non yếu chưa vững vàng thì trẻ sẽ rất dễ bị mắc bệnh trầm cảm.
Việc phải tham gia nhiều lớp học liên tục, cố gắng hấp thụ được hết kiến thức đã là đủ đau đầu, vậy mà áp lực vẫn chưa hết, trẻ còn phải lo lắng mình không kịp thời gian làm hết bài tập, học nhiều mà điểm vẫn không tiến bộ thì phải làm gì, tâm lý tự so sánh thành tích của mình với các bạn xung quanh,… sẽ khiến cho con bị ám ảnh đến mức trở thành bệnh tâm lí.
2. Gia đình xảy ra biến cố
Việc xảy ra những xung đột hay biến cố trong gia đình là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, vào những thời điểm nhạy cảm như vậy, nếu bố mẹ không tinh tế để ở bên cạnh, đồng hành cùng con, rất dễ khiến con nảy sinh những vấn đề về tâm lý.
Bất cứ một sự kiện nào như trong gia đình có người thân mới mất, bố mẹ ly hôn, hay thậm chí chỉ đơn giản như con vật nuôi trong nhà đi lạc cũng có thể khiến con buồn rầu, tiêu cực. Nếu người thân không kịp thời quan sát, chia sẻ và lắng nghe thì lâu ngày việc trẻ bị trầm cảm là điều dễ hiểu.
3. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Mối người đều cần có một cuộc sống khỏe mạnh từ chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và vận động hay sự cân bằng giữa học tập - công việc - giải trí. Trẻ con với hệ thần kinh còn non yếu càng cần có một cơ thể và lịch sinh hoạt lành mạnh, điều này như một nền móng vững chắc để có thể phát triển tư duy cũng như ổn định tâm lý. Chính việc ăn uống, sinh hoạt không khoa học là một nguyên nhân lớn dân đến căn bệnh trầm cảm ở trẻ em.
4. Lạm dụng thiết bị điện tử
Ngày nay, việc sử dụng các thiết bị thông minh là gần như không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ người lớn, trẻ em cũng có nhu cầu sử dụng công nghệ hiện đại phục vụ cho mục đích học tập cũng như giải trí.
Tuy nhiên, thế giới mạng cũng như con dao hai lưỡi, nó đem lại vô vàn lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có thể tấn công con trẻ bất cứ lúc nào. Các nội dung độc hại xúi giục trẻ em tự làm hại mình hay người khác, cổ xúy cho những hành động lệch lạc không còn hiếm thấy trên Internet ngày nay.
Phụ huynh cần hết sức tỉnh táo và lý trí khi cho con tiếp xúc với Internet hay thiết bị điện tử, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn gián tiếp tác động lên tâm lý của các con.
5. Thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì
Đây là giai đoạn trẻ trải qua những sự thay đổi mạnh mẽ về cả sinh lí và tâm lí, các hóc- môn sinh trưởng tăng nhanh đột ngột khiến trẻ hay có những cảm xúc mạnh. Nếu không được bố mẹ và người thân chia sẻ, hướng dẫn, trẻ sẽ bối rối, lo sợ, hay nghĩ tiêu cực.
Trẻ có thể bị bạn bè hoặc người thân chê cười vì ngoại hình của mình, khiến các em cảm thấy đầy vấn đề ở bản thân và đồng thời rất căm ghét người khác. Các em thấy rằng khó để tìm được tiếng lòng đồng cảm và sự bao dung nên thu mình vào vỏ ốc và có những phản kháng tâm lí dữ dội.
II. Làm thế nào để biết trẻ có đang bị trầm cảm?
1. Trẻ tự bỏ bê sức khỏe của mình
- Trẻ chán ăn, bỏ ăn, sụt cân nhiều hoặc ngược lại, ăn quá nhiều và tăng cân nhanh chóng.
- Trẻ khó tập trung suy nghĩ, hay quên, thường xuyên mất ngủ, cáu gắt và giận dữ.
- Một số trẻ còn có triệu chứng đau đầu, rối loạn huyết áp và nhịp tim, làm cho động mạch của trẻ bị yếu đi. Điều này dẫn đến việc hình thành các mảng bám trong động mạch, ngăn chặn lưu lượng máu và cuối cùng gây ra các cơn đau tim và đột quỵ.
2. Trẻ luôn tách biệt bản thân
- Trẻ cảm thấy buồn chán, trống rỗng, không hứng thú làm việc, chơi đùa cùng các bạn đồng trang lứa và mọi người.
- Ít giáo tiếp và mở lòng, hay thu mình lại, loanh quanh trong vùng tối của bản thân bởi vì nhìn mọi thứ xung quanh đều cảm thấy không có ý nghĩa.
- Trẻ thường xuyên đăng tải những nội dung kì lạ, khó hiểu, nhiều ẩn ý và hơi u ám trên mạng xã hội. Thường xuyên sử dụng mạng xã hội nhưng có xu hướng hạn chế tối đa việc người khác đọc được bài viết hay xem được hình ảnh của mình. Nếu trẻ có thói quen viết lách, rất có thể con cũng sẽ viết hoặc vẽ ra những suy nghĩ u ám trong đầu lên giấy như một cách giải tỏa tâm lý.
III. Bệnh trầm cảm và những hậu quả
1. Ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe
- Suy giảm chức năng hệ miễn dịch.
- Trẻ biếng ăn dẫn đến chậm lớn, suy dinh dưỡng.
- Mất ngủ, ngủ không ngon, mệt mỏi, chán nản.
- Cả sức khoẻ thể chất và tinh thần đều yếu, gương mặt nhợt nhạt, khô cứng, ánh mắt thiếu sức sống.
- Mất cảm giác ngon miệng, hay đâu đầu, tức ngực, rối loạn tiêu hóa, biến động lên mạch máu, nhức đầu, đau lưng, lâu dài có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch.
2. Những ảnh hưởng không thể lường trước.
Ngoài những ảnh hưởng có thể nhìn thấy, căn bệnh trầm cảm ở trẻ em còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại mà phụ huynh không thể lường trước được. Sự thay đổi méo mó về mặt tâm lý sẽ xui khiến trẻ có những hành vi mất kiểm soát. Trẻ có thể vì u uất, bức bối trong suy nghĩ mà tìm đến những giải pháp tiêu cực như: Tự làm hại bản thân, gây tổn thương cho động vật hoặc người khác, đập phá đồ đạc, làm các hành động phản kháng hay thậm chí là tự sát.
IV. Bố mẹ cần làm gì khi con có dấu hiệu trầm cảm?
1. Tham khảo ý kiến chuyên gia và bác sỹ
Bố mẹ không phải là chuyên gia tâm lý, trầm cảm cũng là một căn bệnh và nó cần được điều trị bới những người có chuyên môn. Các chuyên gia với nhiều kiến thức và kinh nghiệm sẽ hướng bố mẹ đến những giải pháp thật sự khoa học và phù hợp để bố mẹ không phải một mình hoảng loạn mà đưa ra những bước đi sai lầm. Bố mẹ phải thật sự kiên nhẫn và đồng hành cùng con trong suốt quá trình con tự vượt qua rào cản tâm lý của mình.
2. Dành thời gian cho con nhiều hơn
Liều thuốc tôt nhất cho căn bệnh trầm cảm không được bày bán ở bất cứ đâu, mà nó đến từ chính gia đình. Việc bố mẹ cần làm đó là dành nhiều thời gian nhất có thể để ở bên con, dùng thơi gian, sự yêu thương chân thành để chữa lành những tổn thương về mặt tâm lý là một cách hiệu quả đối với căn bệnh này.
VietEdu tin rằng, đây không chỉ là cách để "chữa", mà còn là cách để các bậc phụ huynh "phòng tránh" cho con trẻ khỏi mắc phải chứng bệnh trầm cảm này.
3. Khen ngợi, động viên, đem đến cảm giác tích cực
Bố mẹ nên tích cực khen thưởng, động viên khi con làm được điều tốt, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó, trẻ cảm thấy mình mình là người có giá trị và tự tin với bản thân hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần bảo vệ con khỏi những ý kiến hay đánh giá xấu từ bên ngoài, dạy con tự đánh giá và tôn trọng chính bản thân mình - không ai có quyền phán xét hay nhận định tiêu cực về con.
4. Xây dựng lối sống lành mạnh
Bố mẹ cần tập cho con thói quen ăn uống điều độ, lựa chọn các loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và ngủ sâu. Bên cạnh đó, phụ huynh nên tạo điều kiện cùng con chơi ít nhất một môn thể thao, thật tuyệt vời nếu bố mẹ có thể trở thành đồng đội của con. Bên cạnh đó, bố mẹ nên khuyến khích con tham gia làm việc nhà như: rửa bát, trồng cây, đổ rác, lau dọn nhà cửa,... là một cách vừa để con vận động cơ thể, vừa để con có thể giải tỏa tâm lý.
Hiện nay, việc tự tìm kiếm gia sư rất khó khăn và dễ gặp phải tình trạng lừa đảo. Chúng tôi xin gợi ý cho phụ huynh một địa chỉ trung tâm gia sư uy tín: Gia sư VietEdu. Trung tâm VietEdu được thành lập từ năm 2016, mang tới những gia sư uy tín, chất lượng, được đào tạo bài bản. Gia sư VietEdu cung cấp 3 nhóm dịch vụ gia sư, với các môn học từ lớp 1 - 12, ôn thi chứng chỉ, ôn thi Tiếng Anh,...
Liên hệ Gia sư VietEdu:
Số điện thoại: 0961640826 (Phụ huynh ấn phím 1) (Gia sư ấn phím 2)
Website: https://giasuvietedu.com.vn
Gmail: giasuvietedu2016@gmail.com
Địa chỉ:
- Cơ sở Hà Nội: số 102 ngõ 165 Chùa Bộc, Hà Nội
- Cơ sở TP Hồ Chí Minh: TSC BUILDING, đường Lê Thánh Tôn, Phường Bến Thành, Quận 1, TP HCM
- Cơ sở Hải Phòng: Số 47 ngõ 384 Lạch Tray, Phường Đằng Giang, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam (Toà nhà PUSH)
Xem thêm bài viết: