Giáo dục con cả tài lẫn đức
Danh sách [Ẩn]
- I. Khái quát về tri thức và giáo dục tri thức
- II. Khái quát về đạo đức và giáo dục đạo đức
- III. Mối quan hệ giữa giáo dục về kiến thức và lối sống
- 1. Tầm quan trọng của giáo dục về chuẩn mực đạo đức
- 2. Bổ sung đồng hành cả tri thức và đạo đức
- IV. Làm sao để giáo dục con cả về tài và về đức
- 1. Giáo dục con hình thành nhân cách tốt từ bé
- 2. Chính bố mẹ hãy là tấm gương tốt
- 3. Cân bằng giữa học kiến thức và học đạo đức
Phụ huynh đăng ký lớp gia sư tại đây: Đăng ký lớp gia sư
I. Khái quát về tri thức và giáo dục tri thức
Tri thức là sự hiểu biết về một vấn đề trong cuộc sống. Tri thức tồn tại từ rất lâu đời, có con người là có tri thức và con người cũng không thể sống thiếu tri thức. Tri thức có được là do quá trình tìm hiểu và tích lũy liên tục. Vậy nên con người mới cần không ngừng học hỏi, bổ sung kiến thức từ mọi nguồn.
Giáo dục tri thức là truyền đạt và tiếp thu kiến thức. Giáo dục tri thức là hình thức dạy và học, qua cách phương thức như: học tập, thu nhận, giao tiếp, tranh luận, kết hợp các quá trình với nhau… nhờ có tri thức và giáo dục tri thức mà từ xưa tới nay, con người đã làm được những điều dường như không thể.
II. Khái quát về đạo đức và giáo dục đạo đức
Đạo đức chính là những tiêu chuẩn xã hội, là những quy định về hành vi, ứng xử, của con người với con người trong xã hội. Nếu chúng ta không tuân theo những nguyên tắc đó thì được gọi là vô đạo đức và sẽ bị bài trừ khỏi xã hội.
Giáo dục đạo đức cũng rất quan trọng, phải chú trọng giáo dục ngay từ khi còn bé, đặc biệt là bậc tiểu học. Giáo dục đạo đức nhằm hình thành những nền tảng đầu tiên về đạo đức cho học sinh, giúp các em có những lối hành xử đúng đắn. Trước khi trở thành người tài giỏi thì con cần phải là người có đạo đức.
III. Mối quan hệ giữa giáo dục về kiến thức và lối sống
1. Tầm quan trọng của giáo dục về chuẩn mực đạo đức
Để phát triển hoàn thiện thì con cần được giáo dục cả về tri thức lẫn đạo đức. Nhưng một điều đáng buồn là ngày nay, nhiều bố mẹ chỉ chú trọng cho con học kiến thức để trở thành nhân tài, để bố mẹ hãnh diện. Bố mẹ bổ sung cho con kiến thức đủ các môn từ khi còn bé.
Hậu quả là nhiều em vì quá chú tâm học nên càng ngày càng như một cỗ máy, vô cảm, thờ ơ, thiếu cách ứng xử văn minh với mọi người xung quanh.
2. Bổ sung đồng hành cả tri thức và đạo đức
Bác Hồ đã có câu: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Thế mới thấy tầm quan trọng của việc giáo dục đồng thời cả tri thức và đạo đức. Nếu như tri thức được xem là một viên ngọc thì đạo đức chính là điểm sáng của viên ngọc đó.
IV. Làm sao để giáo dục con cả về tài và về đức
1. Giáo dục con hình thành nhân cách tốt từ bé
Ngay từ khi con bé, bố mẹ hãy rèn luyện cho con những thói quen ứng xử đúng mực, và dạy con biết yêu thương. Bố mẹ hãy bắt đầu từ những việc nhỏ như: dạy con cách chào hỏi, giúp đỡ việc nhà cho bố mẹ, nhường nhịn các em…
Bên cạnh đó bố mẹ hãy chăm chỉ đọc cho con nghe những câu chuyện nuôi dưỡng tâm hồn, tham gia những hành động thiện nguyện như quyên góp sách vở, quần áo, ủng hộ người khuyết tật, cứu hộ chó mèo, … Bố mẹ hãy nhớ rằng, hổng kiến thức thì có thể dễ dàng lấp đầy những lỗ hổng về đạo đức lại khó mà thay đổi được.
2. Chính bố mẹ hãy là tấm gương tốt
Từ khi sinh ra, nơi gắn bó nhất với con là gia đình. Vậy để con phát triển tốt thì gia đình hãy là tấm gương thật tốt, thật sáng để con noi theo. Trẻ con sẽ học qua sự quan sát và bắt chước. Bố mẹ muốn con lớn lên thành một người lương thiện, tử tế thì bố mẹ hãy là người hiền lành, đầy sự bao dung. Không có sự giáo dục nào hiệu quả hơn việc chính bố mẹ là hình mẫu cho con.
3. Cân bằng giữa học kiến thức và học đạo đức
Như ta thấy thì đạo đức và tri thức là hai yếu tố không thể tách rời của một người thành đạt. Nếu tốt bụng mà không có kiến thức thì sẽ là người ngờ nghệch, ngốc nghếch. Còn có kiến thức nhưng không có đạo đức thì lại là người nguy hiểm cho xã hội.
Vậy nên, là người đi trước, bố mẹ hãy định hướng cho con cách phân bổ thời gian học tập và thời gian tham gia các hoạt động ngoài lề sao cho hợp lý. Làm sao để con vừa là người có tri thức, vừa là người có các cách ứng xử phù hợp, thông minh.
Hiện nay, việc tự tìm kiếm gia sư rất khó khăn và dễ gặp phải tình trạng lừa đảo. Chúng tôi xin gợi ý cho phụ huynh một địa chỉ trung tâm gia sư uy tín: Gia sư VietEdu. Trung tâm VietEdu được thành lập từ năm 2016, mang tới những gia sư uy tín, chất lượng, được đào tạo bài bản. Gia sư VietEdu cung cấp 3 nhóm dịch vụ gia sư, với các môn học từ lớp 1 - 12, ôn thi chứng chỉ, ôn thi Tiếng Anh,...
Liên hệ Gia sư VietEdu:
Số điện thoại: 0961640826 (Phụ huynh ấn phím 1) (Gia sư ấn phím 2)
Website: https://giasuvietedu.com.vn
Gmail: giasuvietedu2016@gmail.com
Địa chỉ:
- Cơ sở Hà Nội: số 102 ngõ 165 Chùa Bộc, Hà Nội
- Cơ sở TP Hồ Chí Minh: TSC BUILDING, đường Lê Thánh Tôn, Phường Bến Thành, Quận 1, TP HCM
- Cơ sở Hải Phòng: Số 47 ngõ 384 Lạch Tray, Phường Đằng Giang, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam (Toà nhà PUSH)
Xem thêm bài viết: