Phải làm sao khi con nói dối bố mẹ
Danh sách [Ẩn]
- I. Lý do khiến con nói dối bố mẹ
- 1. Con muốn che dấu lỗi sai
- 2. Con muốn giữ sự riêng tư
- 3. Con làm theo những gì thấy bên ngoài
- 4. Con không nghĩ rằng nói dối là tính xấu
- II. Cách xử lý khi con nói dối
- 1. Bĩnh tĩnh nói chuyện với con
- 2. Tìm hiểu thật kỹ lí do con nói dối
- 3. Có những hình phạt phù hợp
- 4. Không nên nhắc đi nhắc lại lời nói dối của con
- 5. Bố mẹ chủ động làm gương cho con
- 6. Luôn dạy con phải thành thật
Phụ huynh đăng ký lớp gia sư tại đây: Đăng ký lớp gia sư
I. Lý do khiến con nói dối bố mẹ
1. Con muốn che dấu lỗi sai
Trẻ con thì không thể tránh được những sai sót, từ chuyện rất nhỏ như: đánh rơi đồ đạc, quên dụng cụ học tập, … hay những lỗi lớn hơn như làm mất đồ có giá trị, làm tổn thương người khác… Mỗi lần như vậy bố mẹ hầu như đều chọn cách la mắng, sử dụng roi vọt để răn đe con. Chính điều đó đã làm con sợ, và những lần mắc lỗi sau sẽ nói dối để bao biện, che đậy đi lỗi sai, để không bị bố mẹ đánh mắng.
2. Con muốn giữ sự riêng tư
Bất kể là ai, bất kể ở độ tuổi nào thì cũng đều có những bí mật riêng. Con bạn có thể đang thích một bạn nào đó, con sẽ mua đồ tặng bạn, nhưng lại sợ bố mẹ chê cười nên con tìm cách nói dối. Hoặc cũng có thể con tự ti về bản thân, không muốn người khác biết thì con sẽ nói dối về hoàn cảnh bản thân mình…
3. Con làm theo những gì thấy bên ngoài
Trẻ con luôn bắt chước theo người lớn, nên đôi khi trẻ nói dối không phải vì tính cách mà là vì học theo bố mẹ, bạn bè. Ngay trong gia đình, nhiều khi bố mẹ, ông bà cũng nói dối con trẻ. Người lớn coi đó là chuyện nhỏ, đôi khi chỉ là trêu đùa, nhưng với con trẻ, đó là điều bình thường, con có thể học theo.
Ngoài ra, khi đến trường, con cũng sẽ tiếp xúc với nhiều bạn biết nói dối. Các con chơi với nhau, rồi chỉ cho nhau những cách nói dối, bịa chuyện, đôi khi chỉ để tạo ra trò chơi, nhưng đôi khi cũng là để dạy nhau nói dối bố mẹ.
4. Con không nghĩ rằng nói dối là tính xấu
Các con con rất ngây thơ, chưa hiểu được tác hại sâu xa của việc nói dối. Các con chỉ nghĩ đơn thuần là nói dối sẽ mình đỡ bị phạt, đỡ xấu hổ và việc đó không làm hại đến ai. Nhưng thực chất nói dối là việc rất xấu, đó cũng là tiền đề cho các hàng vi tệ hại sau này.
II. Cách xử lý khi con nói dối
1. Bĩnh tĩnh nói chuyện với con
Chắc hẳn nhiều bố mẹ sẽ cảm thấy bực tức khi nghe con mình nói dối. Nhưng bố mẹ đừng vội nóng nảy, hãy bình tĩnh để lắng nghe con, tìm hiểu xem tại sao con lại nói dối. Vì bố mẹ càng mất bình tĩnh thì con lại càng hoảng sợ và càng nghĩ ra nhiều lý do để bao biện. Chỉ khi biết nguyên nhân thì mình mới biết được hướng xử lý tiếp theo.
2. Tìm hiểu thật kỹ lí do con nói dối
Để hiểu được lý do của con, thì bố mẹ hãy đặt mình vào một góc độ khác để nhìn nhận vấn đề. Nếu con đã biết nói dối, thì nghĩa là con đã có nhận thức về hành vi của mình, biết được mình đã sai.
Vậy nên bố mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân, và phân tích xem tại sao con lại nói dối. Sau đó bố mẹ hãy giảng giải cho con hiểu con nói dối là sai, trong những trường hợp này con nên làm gì khác ngoài việc nói dối.
3. Có những hình phạt phù hợp
Bất kể là lời nói dối nghiêm trọng hay không, lời nói dối lần đầu hay lần thứ n thì bố mẹ vẫn phải có những hình phạt với con. Những hình phạt phù hợp nhưng đủ sức răn đe, để lần sau con không dám nói dối nữa.
Ví dụ như bố mẹ có thể nói nếu với lỗi thật của con bố mẹ có thể phạt nhẹ hơn, nhưng vì con nói dối nên con sẽ phải chịu hình phạt nặng.
4. Không nên nhắc đi nhắc lại lời nói dối của con
Nhiều bố mẹ nghĩ rằng, nếu mình nhắc lại những lỗi của con thì con sẽ xấu hổ và không dám mắc lỗi nữa. Nhưng điều đó là hoàn toàn sai. Nếu bố mẹ cứ nhắc đi nhắc lại thì con sẽ nghĩ bố mẹ không thương mình, không thực sự tha thứ cho mình khi mình đã chịu phạt, sửa sai.
Điều đó sẽ khiến bé nghĩ là thành thật hay không cũng chả có ý nghĩa gì. Vậy nên bố mẹ tuyệt đối không nên nhắc lại lỗi sai của con, mà hãy quên đi, ghi nhận những sửa chữa của con.
5. Bố mẹ chủ động làm gương cho con
Như đã nói ở trên, con trẻ thường bắt chước người lớn nên cách hiệu quả nhất khi dạy con là chính bố mẹ hãy làm gương cho con noi theo. Bố mẹ không nên nói dối trước mặt con dù có trong trường hợp nào đi nữa. Bố mẹ hãy cư xử một cách chuẩn mực, trung thực.
6. Luôn dạy con phải thành thật
Giáo dục không có nghĩa là chỉ ngồi nói và con nghe theo, bố mẹ có thể áp dụng những cách linh hoạt hơn. Ví dụ ngay khi con còn nhỏ bố mẹ hãy cho con xem những bộ phim về tính trung thực, đọc cho con nghe những câu chuyện về hậu quả của giả dối. Khi con lớn hơn một chút thì bố mẹ có thể cho con đọc thêm sách, học hỏi từ môi trường xung quanh.
Hiện nay, việc tự tìm kiếm gia sư rất khó khăn và dễ gặp phải tình trạng lừa đảo. Chúng tôi xin gợi ý cho phụ huynh một địa chỉ trung tâm gia sư uy tín: Gia sư VietEdu. Trung tâm VietEdu được thành lập từ năm 2016, mang tới những gia sư uy tín, chất lượng, được đào tạo bài bản. Gia sư VietEdu cung cấp 3 nhóm dịch vụ gia sư, với các môn học từ lớp 1 - 12, ôn thi chứng chỉ, ôn thi Tiếng Anh,...
Liên hệ Gia sư VietEdu:
Số điện thoại: 0961640826 (Phụ huynh ấn phím 1) (Gia sư ấn phím 2)
Website: https://giasuvietedu.com.vn
Gmail: giasuvietedu2016@gmail.com
Địa chỉ:
- Cơ sở Hà Nội: số 102 ngõ 165 Chùa Bộc, Hà Nội
- Cơ sở TP Hồ Chí Minh: TSC BUILDING, đường Lê Thánh Tôn, Phường Bến Thành, Quận 1, TP HCM
- Cơ sở Hải Phòng: Số 47 ngõ 384 Lạch Tray, Phường Đằng Giang, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam (Toà nhà PUSH)
Xem thêm bài viết: